Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Nghề tư vấn viên: cơ hội cho các bạn trẻ năng động.

Tư Vấn Viên hiện nay được coi là một trong những công việc khá hấp dẫn đối với giới trẻ văn phòng cũng như các chị em phụ nữ nhờ mức thu nhập hấp dẫn và sự năng động của công việc.
Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng hiểu rõ những lợi ích cụ thể mà công việc này mang lại cũng như những kỹ năng, kiến thức mà Tư Vấn Viên cần có là gì.
Tư Vấn Viên: cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người
Tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam trong những năm trở lại đây rất nhanh chóng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi hệ lụy thất nghiệp đang tăng cao. Tỷ lệ thất nghiệp tới 4.66% trong năm 2009(*)(xếp thứ 23 toàn cầu), dự kiến năm 2010 vẫn còn ở mức cao 4.7%. Hơn nữa, lực lượng lao động lại phân bố không đồng đều giữa các khu vực và ngành nghề. Cơ hội việc làm thường cao tại các khu đô thị tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm và dành cho những người có kỹ năng hoặc nghề nghiệp chuyên môn vững vàng. Điều này càng tạo áp lực kiếm việc lên những lao động ở vùng nông thôn hoặc chưa có kỹ năng nghề nghiệp tốt. Cụ thể tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6.1%, trong khi thành thị chỉ 2.3% (*). Trong bối cảnh đó, Tư Vấn Viên thực sự là một giải pháp được nhiều người đón nhận. Bởi không chỉ mang lại cơ hội việc làm cho những người ở thành thị và có kiến thức sẵn, những người ở mọi vùng miền và kể cả chưa có những kỹ năng nghề nghiệp vẫn có thể trở thành một Tư Vấn Viên. Chỉ cần có quyết tâm và nắm bắt cơ hội, Tư Vấn Viên sẽ là nghề đào tạo cho người lao động những kỹ năng cần thiết và mang lại một mức thu nhập ổn định, cao không kém bất cứ ngành nghề nào. Theo dõi sự điều tiết của thị trường lao động, có thể nhận thấy rằng, ở đâu có chất lượng lao động tốt, ở đó tiền lương và thu nhập của người lao động sẽ cao và Tư Vấn Viên là một minh chứng cụ thể. Thêm vào đó, về mặt ý nghĩa nhân văn, nghề Tư Vấn Viên đã đem lại cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người, giúp giải quyết một lượng việc làm khá lớn cho người dân, chia sẻ bớt gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Cái nhìn từ thực tế về nghề: Những lợi ích và kỹ năng cần có Tư Vấn Viên được xem là một nghề đang “nóng” khi ngành kinh doanh bán hàng trực tiếp đang ngày càng phát triển trên thế giới. Tư Vấn Viên là một nghề mang lại nhiều quyền lợi: từ mức thu nhập cao, tính linh hoạt, chủ động trong công việc cho đến những cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghề không chỉ với các đồng nghiệp trong nước và cả với các Tư Vấn Viên từ các nước khác trên thế giới… Đặc biệt, khi về hưu bạn có thể truyền lại công việc kinh doanh cho con cái của mình. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh bán hàng trực tiếp, Tư Vấn Viên đang được xem là một nghề hợp thời và có tính ổn định cao, có thể phát triển lâu dài cả bản thân lẫn sự nghiệp . Những yêu cầu cơ bản cho một Tư Vấn Viên chính là tính độc lập và tự hoàn thiện mình. Họ phải tự mở rộng kiến thức và sở thích của bản thân thường xuyên cũng như khả năng tự học hỏi cao. Bên cạnh sự năng động, một Tư Vấn Viên cần có tài ăn nói để thuyết phục khách hàng. Với nghề, mức thu nhập không giới hạn, vừa là tưởng thưởng xứng đáng, đồng thời cũng là thước đo cho sự hoàn thiện của những kỹ năng. Hiểu rõ những yêu cầu trên và mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho những ai muốn theo đuổi nghề Tư Vấn Viên, Oriflame Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam nhằm hỗ trợ các bạn trẻ cũng như chị em phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập với các hoạt động sẽ diễn ra theo định kỳ: - Tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng thương lượng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng trình bày, kỹ năng bán hàng - Cung cấp cơ hội việc làm với những ai muốn theo đuổi nghề Tư Vấn Viên - Tạo cầu nối để chị em phụ nữ trao đổi kinh nghiệm trong nghề nghiệp - Tổ chức định kỳ các lớp học hướng dẫn các kỹ năng làm đẹp cơ bản miễn phí cho các chị em phụ nữ - Tổ chức định kỳ các buổi nói chuyện, trao đổi giữa các diễn giả uy tín với chị em phụ nữ Sự hợp tác này nhằm mục đích xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam có tri thức, có sức khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa và đủ tự tin để nắm bắt cơ hội cho chính mình. Tư Vấn Viên hiện nay là một nghề nghiệp thật sự để theo đuổi đến cùng những thành công dành cho những ai đam mê “Làm Việc – Kiếm Tiền – Vui Vẻ”. Theo: Dân Trí

Khi sinh viên chọn nghề Tổng đài viên

Làm tổng đài viên, việc gặp phải những câu hỏi khiếm nhã, quấy rối tình dục (QRTD) xảy ra như cơm bữa. Không chỉ có khóc, nhiều bạn sinh viên thậm chí đã phải bỏ nghề vì chuyện này.
Từ câu chuyện của Lam
Tớ tên Vũ Thị Lam (xin không nêu tên thật), sinh viên trường CĐ Truyền hình. Công ty của tớ là M.P Telecom, chuyên chăm sóc khách hàng (CSKH) cho tất cả các mạng. Công việc chính của tớ là trả lời cho mạng di động Mobifone.
Công việc này tớ kiếm qua mạng Internet. Hiện nay có nhiều công ty cũng làm đối tác CSKH cho các mạng di động như H.S, K.C. Do đó, để kiếm được công viêc này là không có gì khó khăn và tốn tiền của như các công việc part time khác. Khi sinh viên chọn nghề dễ bị 'quấy rối tình dục' Nhân viên tổng đài luôn phải thể hiện thái độ nhã nhặn với khách hàng (Ảnh: Echip). Đầu tiên mình chỉ cần nộp hồ sơ, đi phỏng vấn, trả lời bài test (kiểm tra) để xem có nói ngọng hay không, kiểm tra IQ, kĩ năng vi tính, tiếng Anh,..Nói có vẻ khó nhưng chỉ cần qua được vòng test giọng nói là có khả năng được nhận rồi. Tuỳ từng mạng mà sẽ có thêm thời gian đào tạo nghiệp vụ, thường là một tháng, sau đó thi sát hạch, nếu được thì vào làm luôn.
Công việc này giúp mình có thêm kinh nghiệm trong giao tiếp, đặc biệt là xử lí tình huống nhanh. Được làm quen với bạn bè, những phút nghỉ ngơi, trò chuyện với các bạn về công việc, gia đình cũng thú vị lắm.
Tuy nhiên, đây là công việc rất áp lực, đầu tiên là thời gian, ca kíp được chia làm 3 ca liên tục: sáng từ 7 giờ đến 15 giờ, từ 15 giờ đến 22 giờ 20 và từ 22 giờ đến 7 giờ sáng ngày hôm sau. Thời gian đã vậy, song khổ nhất là nhiều khách hàng gọi điện đến quấy rối kinh khủng. Hết chuyện “em ở đâu, cho anh xin số điện thoại, thi thoảng nhớ gọi được không?”, rồi hỏi tư vấn lô đề, tức giận bạn gái thì gọi tới chửi bới, say rượu cũng gọi tới. Tệ hơn là những cuộc gọi khiếm nhã như: “áo trong, quần trong của em màu gì nhỉ?”, có khi họ còn gọi tới để “khoe hàng” nữa cơ. Nhiều lắm! Tức đến phát khóc nhưng mình không được phép quát lại mà phải kiên nhẫn nói câu chuẩn kiểu xin lỗi, có thể giúp đỡ này nọ rồi gác máy.

Larry King: Cuộc "thoái vị" khôn ngoan

Sau nửa thế kỷ sự nghiệp lẫy lừng trong giới phát thanh truyền hình, "ông hoàng" Larry King tuyên bố "thoái vị" ở tuổi 76, giữ lại vầng hào quang tạo dựng suốt bao năm tháng. "Ông hoàng" sáng suốt Tuyên bố "về hưu" của King được đưa ra không lâu sau khi ông tổ chức 25 năm kỷ niệm chương trình "Larry King Live". Sau suốt một nửa thế kỷ hoạt động miệt mài trong ngành phát thanh và truyền hình, King đã trở thành một gương mặt "lão làng" trong giới showbiz, bên cạnh những tên tuổi như Andy Rooney hay Richard Simmons. Điểm số xếp hạng của King gần đây đã giảm rất nhiều, và có lẽ ông nhận ra được điều đó. King là một "người sống sót" hiếm hoi trong giới showbiz; ông không phải là phát thanh viên tin tức truyền thống. Sự nghiệp của ông bắt đầu trong vai trò người giới thiệu đĩa hát trên đài phát thanh; và ông bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình khi tham gia phỏng vấn ngẫu nhiên các thực khách tại nhà hàng Pumpernik ở bờ biển Miami cho một đài phát thanh địa phương. Kể từ khi khởi sự chương trình "Larry King Live" năm 1985, ngôi sao của đài CNN này đã tạo sự nổi tiếng cho mình với phong cách thoải mái và cách chuẩn bị công việc như "cưỡi ngựa xem hoa". Khách mời thuộc đủ mọi tầng lớp - trong đó có cả tổng thống, ngôi sao màn bạc, và cả tù nhân - đều đồng ý tham gia phỏng vấn bởi vì trường quay của ông đem lại không khí thoải mái như được thả mình trong chiếc bồn tắm ấm áp vậy. Larry King tên thật là Lawrence Harvey Ziegler, ông sinh ngày 19/11/1933 tại Brooklyn, New York. Khởi nghiệp, ông là một phát thanh viên được nhiều người yêu thích tại Miami trong vai trò người dẫn dắt các cuộc phỏng vấn ở đài phát thanh WIOD-Radio và kênh truyền hình WTVJ-TV. Larry King thực sự nổi tiếng trên toàn thế giới với chương trình talk show "Larry King Live" trên đài CNN ra đời năm 1985. Nội dung chương trình là các cuộc phỏng vấn với các nhân vật nổi tiếng (và cả tai tiếng), các cuộc thảo luận chính trị-xã hội - và đây là một trong những chương trình truyền hình được đánh giá cao nhất từ trước tới nay. King đã thực hiện trên 40.000 cuộc phỏng vấn, được gặp gỡ và đối thoại với nhiều nhân vật tên tuổi, trong đó có cả các tổng thống Mỹ kể từ thời Richard Nixon. Tính đến nay, "Larry King Live" là chương trình có tuổi thọ lâu nhất của đài CNN và thu hút được nhiều khán giả nhất. Những câu hỏi đầy tính ngẫu hứng của King đôi khi còn nổi tiếng hơn cả các câu trả lời. Khi cô tiểu thư nhà giàu Paris Hilton được mời tới để nói về những trải nghiệm sau song sắt, tới đoạn cô kể rằng đó là trải nghiệm "nhục nhã" nhất đời cô, King, với vẻ mặt như người mất ngủ kinh niên quen thuộc, đột nhiên tỉnh giấc và hỏi: "Nhà tù có gớm ghiếc như chúng ta vẫn tưởng tượng không?" King cùng người vợ thứ 7 của mình, bà Shawn Southwick, vừa tái hợp vào tháng 5 vừa rồi sau khi tung tin cho các thể loại báo lá cải rằng họ đang tiến hành thủ tục ly dị mới cách đó một tháng. King nói với khán giả rằng ông ra đi để "dành nhiều thời gian hơn cho vợ con". Dù đó có phải là lý do thật sự của ông hay không, song ít ra ông cũng để lại cho khán giả một "ảo tưởng" rằng vẫn còn có một cuộc sống khác đang chờ đợi người diễn viên sau khi ánh đèn sân khấu phụt tắt. Đây quả là một hành động đáng học hỏi! Bài học cho những ngôi sao "tham quyền cố vị" Quá nhiều thần tượng của công chúng chỉ chịu rời bỏ "ngai vàng" sau khi đã trút hơi thở cuối cùng. Trong cái Kỷ nguyên của những ngôi sao truy cầu sự "trường sinh bất lão" này, từ lâu đã tồn tại một xu hướng là các nhân vật truyền hình, nhân vật nổi tiếng, cùng các chính trị gia thường "ngự" trên chiếc "ngai" quyền lực rất lâu sau khi sự nghiệp của họ đã kết thúc. Vì thế, thật đáng quý khi ông hoàng truyền hình Larry King quyết định "rửa tay gác kiếm" đối với chương trình đàm luận "ruột" hàng ngày trên kênh CNN trước khi để bị ép phải ra đi. Sự ra đi của King có thể là một tấm gương sáng không chỉ trong giới showbiz. Chính trường cũng là một nơi đầy nghiệt ngã. Nếu Helen Thomas - "đệ nhất phu nhân của báo giới Hoa Kỳ", nhà báo kỳ cựu 89 tuổi của Nhà Trắng đã đột ngột phải đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của mình vào đầu tháng sáu vừa rồi sau khi buột miệng nói Israel nên "biến khỏi Palestine" - có được sự thông thái như King, thì hẳn những gì bà đã gây dựng nên đã không bị làm hoen ố như thế này. King hiện đang ở tuổi 76, cái tuổi mà theo tiêu chuẩn của Washington hay Vatican thì vẫn thuộc giai đoạn "trung niên". Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Robert C. Byrd của Tây Virginia, người vừa qua đời hôm thứ Hai tuần rồi ở tuổi 92, chắc vẫn giữ được cảm tình của công chúng và vẫn là một nhân vật kiệt xuất nếu ông chịu "bỏ cuộc chơi" sau khi ngã bệnh. Còn thượng nghị sĩ Strom Thurmond của Bắc Carolina phải nhờ phụ tá hướng dẫn cách bỏ phiếu vì ông quá lẫn (ông này mất năm 2003, hưởng thọ 100 tuổi).
Larry King trong buổi phỏng vấn cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton Vấn đề ở đây không phải là sự thiếu năng lực. Rất nhiều người đã mắc sai lầm hoặc không tránh khỏi những giây phút "hớ hênh" trong quãng đời sự nghiệp của mình; trong khi đó vẫn có những chính khách, thẩm phán, diễn viên và nhà văn vẫn giữ được sự tỉnh táo cho tới tận những năm 80, 90 tuổi. Nhưng đôi khi, những nỗ lực tìm kiếm sự "trường sinh" của nhân vật nổi tiếng lại vô hình chung làm lu mờ những thành tựu vốn là nền tảng đem lại danh tiếng cho họ. Darci Kistler của đoàn ballet thành phố New York đã nói lời từ biệt sân khấu hôm Chủ nhật vừa qua ở tuổi 46, và nhờ đó mà có lẽ công chúng sẽ luôn nhớ về bà với tư cách một vũ công không có đối thủ. Margot Fonteyn thì tiếp tục cuộc đời biểu diễn cho tới năm 60 tuổi, và kết quả là bà không chỉ nổi danh vì sự nghiệp chói lóa mà còn vì... ra đi quá muộn màng. Chẳng lấy gì làm tự hào khi cứ níu giữ lấy chiếc ghế trong đài truyền hình. Đó là lý do tại sao nhiều phát thanh viên nổi tiếng như Walter Cronkite và Tom Brokaw lựa chọn con đường nghỉ hưu trước khi có dấu hiệu suy sụp về sức khỏe hay điểm số đánh giá của công chúng sụt giảm. Nếu không vậy, thì câu nói "vắng cô thì chợ vẫn đông" có khi lại biến thành "vắng cô chợ giải tán"! Thủy Nguyệt dịch. Bài báo đăng trên New York Times July, 2010.

Thông ngôn: Lời nói chân thật

Câu này của Larry King, một người nổi tiếng với những chương trình phỏng vấn trực tiếp các nhân vật nổi tiếng trên Thế Giới, đặc biệt là Phương Tây.
Tôi đã học được một điều quý giá từ buổi phát thanh đầu tiên sáng hôm đó: sự chân thật. Dù có là phát thanh viên hay là ai đi nữa, bạn cũng nên chân thật, nhất là trong khi nói.
Larry King